Ram là bộ nhớ trong hay ngoài

      340

Ram và Rom là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn nhất khi sử dụng máy tính. Hãy cùng tìm hiểu RAM là gì, ROM là gì và sự khác biệt giữa ROM và RAM trong bài viết sau đây nhé!

RAM là gì?

RAM (viết tắt của từ Random Access Memory) là một trong những bộ phận của phần cứng máy tính. RAM còn được gọi là bộ nhớ khả biến, tức là sau khi tắt máy hay mất điện đột ngột thì bộ nhớ này sẽ không còn lưu lại bất cứ dữ liệu nào.

Bạn đang xem: Ram là bộ nhớ trong hay ngoài

*
RAM là bộ nhớ trong của máy tính

Nhiều người thắc mắc RAM là bộ nhớ trong hay ngoài, câu trả lời là bộ nhớ trong. Đây là thành phần quan trọng của máy tính, được sử dụng để lưu trữ chương trình, phục vụ quá trình xử lý của CPU.

RAM có tác dụng gì?

RAM máy tính có tác dụng hỗ trợ hoạt động truy xuất, khởi động của máy như chạy một chương trình (hệ điều hành, ứng dụng) hoặc mở một tập tin (video, hình ảnh, nhạc, tài liệu).

Nếu RAM bị hết, hệ điều hành sẽ bắt đầu “dump” một số chương trình mở và các tập tin thành paging file. Nếu lưu trữ quá nhiều paging file sẽ khiến ổ cứng chậm dần. Do đó, bạn cần phân chia chạy 1 phần trên RAM, một phần từ ổ cứng.

*
RAM ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của máy tính

Vậy RAM bao nhiêu là đủ?

Dung lượng RAM phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Nếu bạn chỉ cần lướt web, xem phim hay chơi một số game nhẹ thì RAM 2-3 GB là đủ.

Còn nếu bạn yêu cầu cao hơn như thao tác các ứng dụng nặng, chơi game có mức đồ họa trung bình trở lên thì phải cần ít nhất RAM từ 4GB trở lên.

Vậy RAM nhiều để làm gì?

Bộ nhớ của RAM thường thấp hơn bộ nhớ của ổ cứng khá nhiều, nhưng RAM là nơi để CPU lấy dữ liệu xử lý nên có tốc độ ghi và đọc rất nhanh. RAM có tác dụng quyết định đối với khả năng thực thi đa nhiệm của máy tính.

Do đó, dung lượng RAM càng lớn, chu kỳ bộ nhớ càng nhanh, thiết bị chạy cùng lúc nhiều ứng dụng càng mượt mà không bị giật lag hoặc treo máy.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người dùng có thể nâng cấp bộ nhớ RAM dễ dàng, để tăng tốc máy tính, phục vụ nhu cầu sử dụng của mình.

Xem thêm: Xem Phim Vân Trung Ca Tập 28 Vietsub + Thuyết Minh Full Hd, Xem Phim Vân Trung Ca

RAM ECC là gì?

Hiện nay, người dùng ưa chuộng sử dụng dòng RAM ECC (Error Checking and Correction) là thanh RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra – vào.

Đối với thanh RAM thông thường (Non-ECC) thì trong quá trình truyền tín hiệu tốc độ cao rất dễ bị crash, nhất là với các server. Lúc này, loại RAM này phải nạp lại tất cả dòng data vì không quản lý được dòng dữ liệu.

Còn RAM ECC thì chỉ cần yêu cầu gửi lại gói tin bị crash là được. Loại RAM này có 9 chip so với 8 chip thông thường nên có cơ chế tự động sửa lỗi, vận hành ổn định và hiệu suất cao hơn.


ROM là gì?

ROM (là viết tắt của từ Read Only Memory) có nghĩa là bộ nhớ chỉ đọc. Hiểu một cách đơn giản thì bộ nhớ này đã chứa sẵn các chương trình giúp máy tính khởi động và dữ liệu đã được thiết lập trước.

*
ROM chứa dữ liệu đã được thiết lập sẵn

ROM là bộ nhớ gì?

ROM là bộ nhớ ngoài, nghĩa là các dữ liệu không bị mất đi khi tắt nguồn và được lưu lại các chương trình trong lần khởi động máy tính tiếp theo.

ROM điện thoại là gì?

ROM là bộ nhớ lưu trữ bên trong của điện thoại. Đây được coi như là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên khi cập nhật.

*
ROM là bộ nhớ lưu trữ của điện thoại

Trong đó ROM Stock (ROM gốc) là hệ điều hành đi kèm với máy bán ra chính thức, còn các bản ROM được xào nấu, tùy biến lại sẽ được gọi là ROM cook.

So sánh sự khác nhau giữa RAM và ROM

Sự khác biệt giữa ROM và RAM được trình bày trong bảng sau:

Tiêu chí RAMROM
Thiết kếMột thanh mỏng hình chữ nhật được lắp vào máy tính thông qua khe cắm và thường có thiết kế lớn hơn ROMMột ổ đĩa quang bằng băng từ, được chế tạo bằng các mối nối tiếp xúc với bảng mạch của máy tính, có nhiều chân và được thiết kế bộ nhỏ hơn RAM
Khả năng lưu trữ tạm thờiLà bộ nhớ khả biếnKhông có khả năng lưu trữ dữ liệu thông tin, khi mất điện, tắt máy thì dữ liệu sẽ bị mấtLà bộ nhớ bất biến (tĩnh)Có thể lưu trữ thông tin dữ liệu ngay cả khi đã tắt máy
Hình thức hoạt độngRAM hoạt động sau khi máy đã được khởi động và nạp hệ điều hànhCó thể loại bỏ, khôi phục, thay đổi dữ liệu trong RAMROM hoạt động trong quá trình khởi động máy tínhROM có thể đọc và không thể chỉnh sửa
Tốc độXử lý dữ liệu nhanhTốc độ truy cập dữ liệu nhanhQuá trình xử lý thông tin, dữ liệu chậmTốc độ truy cập dữ liệu chậm
Khả năng lưu trữMột bộ nhớ RAM có thể lưu trữ được nhiều dữ liệuTừ 1GB-256GBCó thể nâng cấp khả năng lưu trữ của RAMMột chip ROM chỉ có thể hiện được 4MB đến 8MB dữ liệu và lưu trữ được ít dữ liệu hơn RAM
Khả năng ghi chép dữ liệuGhi chép dữ liệu dễ dàng hơn bộ nhớ ROM đồng thời có thể dễ dàng truy cập hay lập trình lại thông tin lưu trữ trong RAMMọi thông tin lưu trữ trên ROM đã được lập trình sẵn, khó có thể thay đổi cũng như lập trình lại

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết ROM và RAM có nghĩa là gì rồi đúng không? Hy vọng các bạn đã biết cách phân biệt hai thuật ngữ này và ứng dụng trong công việc và cuộc sống của mình.