Ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng

      275
Tên sản phẩm :Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí MinhTác giả :Hoàng Giai (Biên soạn)Nhà xuất bản :Phụ NữKhổ sách :13x19cmSố trang :168.

Bạn đang xem: Ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng


Giới thiệu về nội dung

Tôi là một giáo viên được đào tạo ở trường Sư phạm “Nam Ninh - Dục tài học hiệu” khóa 1951-1953. Mùa hè năm 1956, Khu học xá Trung ương đón nhận hàng nghìn thiếu nhi học sinh miền Nam tập kết, tôi được chuyển sang làm cán bộ chuyên trách công tác thanh thiếu nhi. Từ mùa hè năm 1956 đến mùa xuân năm 1961, liên tục trong 6 năm liền, năm nào tôi cũng được trực tiếp nghe lời dạy của Bác Hồ về giáo dục thiếu nhi. Đó là một vinh dự bất ngờ và to lớn đối với tôi. Cũng từ mùa xuân năm 1961 ấy, tôi có một bài hát thiếu nhi được thu và dạy trên Đài Tiếng nói Việt Nam, và tôi cũng bắt đầu có ý thức tìm hiểu, lưu giữ những tư liệu bài hát về Bác Hồ với thiếu nhi. Mỗi lần được gặp Bác, trực tiếp nghe những lời dạy của Bác, tôi càng hiểu sâu sắc thêm về tình cảm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng.

Ngày 12 tháng 6 năm 1956, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với lớp đào tạo hướng dẫn viên giáo viên các trại hè cấp I, tôi là một hướng dẫn viên giáo viên cấp I Khu học xá Trung ương. Bác đã căn dặn: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không có tài như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.

Sáng 24 tháng 12 năm 1957, sau khi dự kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-1957), trên đường về nước, Bác Hồ ghé thăm cán bộ, giáo viên và học sinh đang học tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh - Trung Quốc), lúc đó tôi là Bí thư liên chi đoàn, Tổng phụ trách Đội được vinh dự tổ chức đón Bác. Bác nói chuyện thân mật nhưng nghiêm khắc: “Bác thường theo dõi việc giáo dục, học hành và sinh hoạt của các cháu… Nói chung các cháu đều chăm học, biết đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng các cháu cũng còn nhiều khuyết điểm. Một số thôi chứ không phải là toàn thể… Khuyết điểm của các cháu là: thiếu vệ sinh, thiếu kỷ luật, không tôn trọng của công, thiếu lễ phép, giữa các cháu trai và cháu gái chưa giúp đỡ nhau. Những điều đó các cháu phải giúp nhau sửa chữa. Các cô giáo, thầy giáo, anh chị phụ trách cần giúp các cháu sửa. Bác mong các cháu cần chăm chỉ học hành, siêng năng lao động và tiết kiệm, quý trọng của công”(1).

Ngày 13 tháng 9 năm 1958, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với lớp học chính trị của giáo viên các Trường học sinh miền Nam, tổ chức tại Chương Mỹ - Hà Đông (nay là Hà Nội), tôi là học viên của lớp học được nghe lời dạy ân cần của Bác. Bác nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.

Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.

Ngày 19 tháng 2 năm 1959, tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi xuất sắc toàn miền Bắc do Trung ương Đoàn tổ chức tại Trường Đoàn Trung ương (nay là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) Bác đã căn dặn:“Trong khi giáo dục thiếu nhi phải giữ được tính chất tự nhiên, vui vẻ, hoạt bát của trẻ em, không được làm cho các cháu thành “Ông già bé”. Các đại biểu dự hội nghị rất xúc động khi được chụp ảnh chung với Bác Hồ. Tấm ảnh thật vô cùng quý giá đối với tôi trong gần nửa thế kỷ qua.

Xem thêm: Mặt Nạ Thạch Celderma - Mặt Nạ Xanh Puderma Paz Relex Booster Mask

Mùa xuân năm 1960, đón tiếp Việt kiều ở Thái Lan về nước chuyến đầu tiên, Bác Hồ quan tâm đến thăm khu lao động An Dương - Hà Nội, nơi chuẩn bị đón Việt kiều Thái Lan đến ở, Bác Hồ còn đến Hải Phòng thăm bà con Việt kiều lần đầu tiên trở về đất nước. Tôi cùng các em thiếu nhi và nhân dân Hải Phòng ra đón tiếp đồng bào Việt kiều ở Thái Lan về và vinh dự được đón Bác Hồ.

Đặc biệt là ngày 24 tháng 3 năm 1961, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ III (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). Tôi là thành viên trong Đoàn đại biểu thanh niên Hải Phòng đi dự Đại hội, vinh dự được nghe những lời nói rất vui của Bác: “Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng, đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho Bác phơi phới như hoa nở trong mùa xuân”.

Những lời dạy trực tiếp của Bác Hồ trong sáu năm liên tục từ 1956 đến 1961, đã định hướng cho tôi đi sâu nghiên cứu về5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồngđể sáng tác và nghiên cứu những bài hát thiếu nhi.

4 chương tiếp theo nói về các lĩnh vực thể hiện tình cảm của Bác Hồ với trẻ em. Trong đó có một chương (chương VI) nói về Bác Hồ với trăng Trung thu. Nếu trong thơ của Bác Hồ trăng là một hình ảnh đẹp, sinh động thì trăng Trung thu đã trở thành một biểu tượng thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam: “Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Chương cuối cùng (chương X) “5 điều Bác Hồ dạy” là kết tinh tình yêu thương của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng. Phần cuối sách có 4 phụ lục, trong đó 2 phụ lục nói về tên họ, biệt hiệu, bút danh của Bác Hồ (Bác Hồ có trên 150 tên họ, biệt hiệu, bút danh).

Là một cán bộ chuyên làm công tác thiếu nhi, tôi rất phấn khởi mỗi khi tìm và ghi lại được các tư liệu quý về Bác Hồ với thiếu nhi. Tôi rất biết ơn và chân thành cảm ơn các tác giả đã cung cấp những tư liệu và mẩu chuyện vô cùng quý giá về Bác Hồ để tôi hoàn thành cuốn sách này.