Sự tích cây bồ đề

      673
LỊCH SỬ CÂY BỒ-ĐỀ TẠI BỒ-ĐỀ ĐẠO TRÀNG Diệu Hương

*
*
Chính dưới cội bồ-đề này Đức Như lai đã vượt qua tất cả ma vương, để đạt được nhất thiết chủng trí.

Bạn đang xem: Sự tích cây bồ đề

Hướng về cội bồ-đề, con xin thành tâm đảnh lễ. Đức Thế tôn – Bậc đạo sư của trời người đã tôn trọng kính thờ cây bồ-đề này, con cũng xin hướng về cội bồ-đề vô thượng này, xin thành tâm đảnh lễ!"

Phật giáo là tôn giáo có lịch sử cổ nhất trên thế giới. Thiên chúa giáo xuất hiện sau Phật giáo 600 năm. Hồi giáo cũng bắt đầu truyền đạo sau Phật giáo 1200 năm. Vì vậy hai tôn giáo thế giới lớn sau này cũng đã ảnh hưởng Phật giáo rất nhiều. Ở Ấn Độ, Phật giáo đã thấm sâu vào lòng dân Ấn khoảng 1500 năm và đã bắt đầu gặp sự thù địch của những người theo đạo Á-rập, những người đã xâm lăng Ấn Độ hơn 1000 năm trước. Sau đó 700 năm, Phật giáo đã hoàn tòan bị hủy diệt ở vùng đất phát sinh ra nó, những thánh tích như Bồ-đề Đạo Tràng (Buddha-Gaya), Sarnath (Benares), núi Linh Lhứu (Rajagriha) v.v… đều bị đập phá tan nát. Những đệ tử Phật đã phải bỏ trốn lưu vong qua đất nước núi đồi Tây Tạng mang theo kinh điển của Phật giáo. Vì vậy, sau này khi hồi phục lại, kinh điển Phật giáo ở Ấn Độ đã được tìm thấy rất nhiều ở Tây Tạng.

Bồ-đề Đạo Tràng đã bị lịch sử quên lãng trong vài thế kỷ, không một đòan hành hương Phật giáo nào đến chiêm ngưỡng đảnh lễ. Tuy nhiên, ngày nay Phật giáo tại Ấn Độ đang từng bước khởi sắc lại, Bồ-đề Đạo Tràng nói chung và cây bồ-đề – nơi Đức Phật ngồi thiền và giác ngộ nói riêng cũng đang được khôi phục trở lại. Nhân ngày lễ kỷ niệm Phật Thành Đạo - Phật lịch 2545 đặc biệt được tổ chức tại Bồ-đề Đạo Tràng này, tôi xin được giới thiệu Vài nét về qúa trình tiến triển của cây bồ-đề từ thời Đức Phật cho đến nay. Cây bồ-đề (Bodhi tree) được gọi là "asvatthi," hoặc là cây Đa (Pipal, pippali). Theo định nghĩa thực vật học, cây bồ-đề là "ficus religiosa" nghĩa là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên gọi là "cây giác ngộ," hoặc thường được gọi là "cây bồ-đề."1

Theo các nhà khảo cổ học cây này được coi là thiêng liêng ngay từ buổi bình minh lịch sử của nền văn minh Indus. Trong bộ Rig Veda, bộ kinh tôn giáo cổ nhất của dân tộc Aryan ở Ấn Độ đã cho biết rằng cây bồ-đề này được kính trọng như vật thiêng liêng ngay từ thời đó.2

Thật ra, trước khi Phật giáo xuất hiện tại Ấn Độ thì cây này cũng được trồng rất nhiều tại đất nước này. Con người ngày xưa rất kính trọng và kiêng sợ những vật to lớn như cây cổ thụ, những hang đá khổng lồ, các dãy núi đồ sộ … vì họ nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ của các thần linh, các linh hồn và thậm chí của những ma quỷ xấu ác. Trong thời gian Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ, lòng tin về những cây này là nơi cư ngụ cho chư thiên và ma quỷ càng thấm sâu hơn nữa. Và trong kinh điển Phật giáo như: Vimanavatthu và Petavatthu cũng đã kể nhiều câu chuyện liên quan đến chỗ cư ngụ của chư thần và ma quỷ trên cây.

Khái niệm thờ cây đạt đến đỉnh cao trong việc thờ cây bồ-đề. Sự quan trọng của nó không chỉ nằm ở bản chất hùng vĩ của cây mà còn là sự kết hợp của sự chứng đạt vĩ đại nhất của Đức Phật, đó là giác ngộ. Vì vậy, cây bồ-đề từ một cây thông thường đã được coi như biểu tượng của chính sự hiện diện của Đức Phật và sự chứng ngộ Phật quả. Có một sự kiện về cây bồ-đề đã xảy ra ngay khi Đức Phật đạt giác ngộ. Đức Phật đã trải qua trọn một tuần lễ bảy ngày nhìn vào cây bồ-đề với ánh mắt biết ơn cây đã che chở cho Ngài những đêm mưa gió bão bùng, những ngày nắng đốt như lửa trong suốt thời gian cho đến khi Ngài đạt giác ngộ. Tất cả những sự kết hợp này đã tạo nên những đặc tính của cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng – cây giác ngộ. 

Sớ luận của Anguttara Nikaya cho biết rằng cây bồ-đề phải được kính thờ, chỉ trừ trường hợp nếu nhánh cây bồ-đề làm chướng ngại mái nhà, bàn thờ, hoặc nó bị mục, hoặc chim đậu dựa trên cây làm dơ bẩn chốn tôn nghiêm chùa chiền thì chúng ta được phép cắt bỏ đi. Theo luật của người Tích Lan trình cho chính phủ Hà Lan vào hậu thế kỷ 18 là nếu ai phá hủy chùa, cây bồ-đề cùng những tài sản thuộc tôn giáo thì sẽ bị chính phủ Tích Lan (Sinhala) quy tội chết.3

Tại Ấn Độ ở mỗi chỗ di tích tôn giáo là di sản văn hóa chung chẳng những của Ấn Độ mà cho cả tòan nhân loại cho nên được bảo vệ rất cẩn thận và mỗi nơi thánh địa đều có bản thông báo chung là nếu ai đập phá làm hư hoại di sản này sẽ bị phạt tội rất nặng. Có luật của chính phủ Ấn xét xử nghiêm minh.

Bình luận về việc thờ phượng cây bồ-đề hiện nay, nhà đại học giả Phật giáo Rhys Davids đã thận trọng nhắc chúng ta rằng việc thờ phượng đối với những vật thể bên ngoài như cây cối là việc không thật sự ích lợi, nhưng vì cây bồ-đề này có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời Đức Phật và sự giác ngộ tối thượng của Ngài. Ngày nay, những hình thức nghi lễ xung quanh cội gốc bồ-đề ngày một phát triển và không chút suy giảm nào dù đã trải qua nhiều thế kỷ.

Những người nào thực hiện những nghi lễ thờ phượng cây bồ-đề được gọi là "Bodhi Puja." Bodhi Puja trong ý nghĩa tinh thần là "giác" (bodhi), nghĩa là sự giác ngộ của Đức Phật nhưng trong thực tiễn "bodhi" chỉ có nghĩa là một cây bồ-đề, là một trong những loại cây cổ thụ thế thôi. Vì vậy, ý nghĩa chính của việc thờ phượng tu tập dường như bị mất đi mà chuyển thành hình thức của việc thờ cây đang thịnh hành tại Ấn Độ và khắp nơi suốt trong thời tiền Phật giáo. Ngày nay Bodhi Puja đang thịnh hành ở những nơi tôn nghiêm thiêng liêng và đã hình thành thành một nghi lễ trang trọng chính thức. Những tràng hoa tươi đẹp, những ánh nến lung linh, khói hương trầm thơm ngát, cờ phướng nhiều màu bay phất phới khắp cây bồ-đề, dưới cội bồ-đề và ở xung quanh … đã làm cho cây bồ-đề thiêng liêng mang đầy tính tôn giáo.

Trong kinh Đại Niết-bàn (Maha-Parinibbana) thuộc Trường Bộ Kinh,4 Đức Phật tuyên bố với ngài A-nan-đa rằng Bồ-đề Đạo Tràng nơi có cây bồ-đề là một trong bốn thánh địa mà người con Phật với lòng kính tin nên đến để chiêm ngưỡng lễ lạy và ngài thêm rằng "Người nào thác sanh với lòng tin tưởng khi đi chiêm bái này sẽ được tái sanh vào cõi an vui."5 Sự thiêng liêng của cây bồ-đề như là một biểu tượng của sự giác ngộ và như là hiện thân của chính Đức Phật. Một lần khi chúng đệ tử đến viếng thăm đảnh lễ Đức Phật ở tu viện Jetavana (Ở Sravasti) lúc đó đại phú Cấp Cô Độc (Anathapindaka) thưa với trưởng lão A-nan trình với Phật nên thiết lập một nơi tôn-đa nghiêm để dâng hương hoa trà quả … trong lúc Đức Phật đi vắng khỏi tu viện Jetavana. Từ việc này, Đức Phật kêu chiết một nhánh bồ-đề từ cây bồ-đề ở Bồ-đề Đạo Tràng để trồng ở cổng tu viện Jetavana. Sau đó để khiến cho cây thiêng liêng hơn, Đức Phật đã ngồi thiền dưới gốc cây bồ-đề này trọn một đêm. Và cây bồ-đề đó cũng trở thành một đối tượng để thờ phượng.

Trong ý nghĩa đó, cây bồ-đề này được nhận thức không chỉ là đối tượng cho giới Phật giáo kính lễ mà còn là một sự biểu hiện tượng trưng cho chính đời sống của Ngài và sự chứng đạt vĩ đại của Ngài. Việc trồng cây bồ-đề như là một đối thể thiêng liêng, đặc biệt khi mà hình ảnh, tượng Phật chưa được phổ biến ở Ấn Độ. Trong kinh Bổn sanh Kalinga-Bodhi6 và Kosiya7 đã kể rằng trong suốt thời gian Phật còn tại thế cây bồ-đề rất được kính trọng và thờ phượng như Đức Phật. Cây bồ-đề được xem là một trong ba đối tượng thiêng liêng, cùng với chùa (cetiya) và điện tháp (patimaghara) cần được thờ phượng. Cả ba đối tượng này được coi trọng như nhau. Tuy nhiên giữa những vật này, thì xá-lợi của Phật được coi trọng và tôn quý hơn cả.

Xem thêm: Download Minecraft Pe Cho Pc, Apk, Iphone Phiên Bản Mới Nhất Miễn Phí

Sau khi Phật nhập diệt, Hoàng đế A-dục đã hết lòng bày tỏ tâm cung kính của mình và lòng tôn trọng bảo vệ cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng. Vị Hoàng đế Phật tử này đã sai con gái mình là công chúa mà sau này trở thành Tỳ-kheo-ni Sanghamitta chiết một nhánh phía nam của cây bồ-đề mang qua Tích Lan trồng tại thành phố cổ Anuradhapura suốt trong thời vua Devanampiyatissa trị vì. Nhánh cây bồ-đề này vẫn còn xanh tốt cho đến ngày nay. Trong khi cây bồ-đề gốc tại Bồ-đề Đạo Tràng đã bị hủy nhiều lần bởi nhiều thời đại sau đó. Vì vậy, cây bồ-đề được tuyên bố trong lịch sử cây cổ nhất trên thế giới là cây được trồng tại thành phố Anuradhapura này.8

Theo biên niên sử của Tích Lan, Dipavamsa (thuộc thế kỷ IV), Mahavamsa (thuộc thế kỷ V) và Samanta-Pasadika (thế kỷ V) được viết bằng hai ngôn ngữ Pali và Tích Lan cho biết rằng trong lúc vua Devanamapyatissa trị vì vào thế kỷ III trước Tây lịch, thì con trai của Đại đế A-dục là Tỳ kheo Mahinda đã đi truyền đạo tại Tích Lan và đã cảm hóa được vua chúa cũng như những người dân ở hòn đảo bình yên này. Và Ngài đã thành lập Tăng-già Phật giáo đầu tiên tại đây.

Trong thời gian Ngài Mahinda ở Tích Lan, Ngài đã khuyên vua Devanamapyatissa kiến nghị vua A-dục biếu một nhánh cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng để trồng ở thủ đô Anuradhapura, Tích Lan.

Con gái của vua A-dục là Tỳ-kheo-ni Sanghamita đã qua thăm Tích Lan với mục đích thành lập ni đoàn Phật giáo cho giới nữ tu và đã mang nhánh bồ-đề này qua Tích Lan. Sau này người dân Tích Lan đã gọi cây bồ-đề tại Tích Lan này là "Sri- Maha-Bodhi," nghĩa là cây bồ-đề thiêng liêng.

Nói về dữ kiện của cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng và tại Tích Lan, báo The Maha Bodhi, Buddha Gaya, tháng 7, 1903 nói rằng:

"Cây bồ-đề mà Đức Phật Thế Tôn ngồi thiền trước kia bây giờ không còn nữa. Cây đã bị hủy diệt năm 1874 (Pl. 2418). Một nhánh của cây bồ-đề này đã được Tỳ-kheo-ni Sanghamita, con gái vua A-dục mang đến trồng tại thủ đô Anuradhapura, Tích Lan. Khi cây gốc bị hủy diệt năm 1874, một nhánh cây con mới mọc lên và đó là cây bồ-đề sum suê tại Bồ-đề Đạo Tràng hiện nay. Cây mọc rất tươi tốt và rậm đầy lá xanh."

Khi Hòa thượng Anagarika Dhammapala (người thành lập Hội Maha Bodhi tại Ấn Độ và trên thế giới) đã viếng thăm Bồ-đề Đạo Tràng vào ngày 22-1891 lần đầu tiên người đã quá sung sướng và xúc động trước những thánh tính thiêng liêng liên quan đến cuộc đời và sự giác ngộ của Đức Phật nhưng ngài đã quá đau lòng khi thấy sự suy tàn hư hoại của thánh địa này. Ngài đã ngồi bên cạnh tòa Kim cang (Vajrasana) dưới cội bồ-đề và phát nguyện sẽ hồi phục lại những di tích nơi sanh ra Đạo Phật này. Hòa thượng là một trong những người có công lớn đầu tiên trong việc khôi phục Phật giáo tại Bồ-đề Đạo Tràng nói riêng và Phật giáo Ấn Độ nói chung trong thời điểm của thế kỷ XIX-XX. Và cũng từ nền tảng xây dựng của Hòa Thượng, Hội Maha Bodhi ngày nay đã phát triển và có mặt ở nhiều nước trên thế giới .

Như vậy, từ cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng trong thời Đức Phật đã được chiết tới trồng tại cổng tu viện Jetavana ở Shravasti. Rồi khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch, một nhánh phía nam của cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng được chiết trồng tại Tích Lan. Sau đó vào thế kỷ XX, ba nhánh bồ-đề tại Tích Lan lại được mang về Ấn Độ và trồng tại Sarnath, Vườn Nai- Nơi Đức Phật chuyển pháp luân trao gởi bức thông điệp cứu khổ lần đầu tiên cho năm anh em Kiều-trần-như và tất cả loài người chúng ta.

Chúng ta cũng có thể tìm thấy những ghi nhận quý giá đầu tiên về cây bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng này sau khi Đức Phật nhập diệt qua các ký sự hành hương của các nhà chiêm bái Trung Quốc.

Ngài Pháp Hiển đã viếng Bồ-đề Đạo Tràng vào năm 400 và trong ký sự hành hương của mình, Ngài đã mô tả về Bồ-đề Đạo Tràng như sau:

"Sa-môn Cồ-đàm đi tới phía trước, đến dưới gốc cây pei-to, trải cỏ cát tường, mặt hướng về phía đông. Ngài bắt đầu an tĩnh tâm và suốt bảy ngày Ngài an hưởng trạng thái an lạc giải thoát đó. Cũng tại nơi này, người ta đã xây một cái tháp đánh dấu nơi Ngài đã đi kinh hành trong bảy ngày từ phía đông qua tây trong khi các chư thiên đã xuất hiện với bảy báu cúng dường tán thán Đức Phật. Cũng có một cái tháp đánh dấu nơi con rùa Mucchalinda đã bao quanh Phật và lấy đầu làm phướng che đầu Ngài khỏi cơn bão táp. Cũng có tháp nơi Đức Phật ngồi trên hòn đá vuông dưới bóng cây Nyagrodha, mặt hướng về phía đông đang nhận sự lễ bái cúng dường của một vị Bà la môn; cũng có một cái tháp đánh dấu bốn vị Thiên vương cung kính cúng dường Ngài bình bát quý. Cũng có tháp đánh dấu 500 vị thương buôn dâng cúng Ngài bánh bắp và mật … "10

Hoặc như Ngài Huyền Trang đã đến Ấn Độ vào năm 629 và đã trải qua 16 năm chiêm bái cũng như tu học ở đây. Trong ký sự của mình, ngài đã kể về Bồ-đề Đạo Tràng như sau:

"Đi về phía tây nam từ đỉnh núi Pragbudhi khoảng 14, 15 dặm, chúng ta sẽ đến cây bồ-đề. Cây này được bao quanh bởi một bức tường gạch cao lớn và vững chắc. Bức tường này hình chữ nhật dài từ đông sang tây, ngắn từ bắc tới nam. Chu vi của nó khoảng 500 bước. Những loại cây hiếm với những đóa hoa xinh đẹp kết tàng lại với nhau. Những cây biển bá với những cây khác mọc đầy cả nền tạo thành một tấm thảm trên đất. Cánh cổng chính mở ở phía đông, đối diện với sông Ni-liên-thuyền (Nairanjana) rộng lớn. Bên trong bức tường bao quanh nơi thánh địa này có nhiều lối đi ngang chéo lẫn nhau ở các hướng. Ở đây có nhiều tháp và đền. Nhiều vị Vua, Hoàng tử và những người nổi tiếng ở Nam thiệm bộ châu (Jambudvipa) có lòng tin với đạo đã xây nhiều chùa tháp ở đây để kỷ niệm.

Chính giữa khu tường là tòa Kim cang (Vajrasana) nơi Đức Phật ngồi thiền. Trong thời xa xưa khi đời Hiền kiếp đã đến lúc viên mãn, khi quả đất được tạo ra thì tòa Kim cang này cũng đã xuất hiện. Nó nằm ngay giữa trung tâm của vũ trụ và đi sâu vào Kim luân rồi ăn sâu xuống lòng đất. Nó được tạo thành bởi kim cương. Chu vi khoảng chừng 100 bước, trên tòa này có 1000 vị Phật đời Hiền kiếp đã ngồi và nhập kim cang định vì vậy mà tòa này được gọi là tòa Kim cang (Vajrasana). Đây là nơi Đức Phật đã đạt thánh đạo, vì vậy nó cũng được gọi là Bồ-đề Đạo Tràng.