Công nghệ internet of things

      549
Định nghĩa cơ bản về Internet of things theo WikipediaInternet of things tác động đến chúng ta như thế nào?Cuộc sống con người sẽ thay đổi như thế nào nhờ Internet of things?Những tác nhân ngăn cản sự phát triển của Internet of Things

Thời gian gần đây, có thể bạn đã nghe nhiều đến cụm từ ‘Internet of Things’, vậy thực chất ý nghĩa của cụm từ này là gì và tại sao nó lại có sức phát triển mạnh mẽ đến vậy? Hãy cùng dienmayxuyena.com Co,. LTD tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Bạn đang xem: Công nghệ internet of things

Định nghĩa cơ bản về Internet of things theo Wikipedia

Là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

internet of things

Hay hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau . Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác. Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa.


Ứng dụng của internet of things

IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số thư như sau:

Quản lí chất thảiQuản lí và lập kế hoạch quản lí đô thịQuản lí môi trườngPhản hồi trong các tinh huống khẩn cấpMua sắm thông minhQuản lí các thiết bị cá nhânĐồng hồ đo thông minhTự động hóa ngôi nhà…

Tác động của IoT rất đa dạng, trên các lĩnh vực: quản lý hạ tầng, y tế, xây dựng và tự động hóa, giao thông…. Cụ thể trong lĩnh vực y tế, Thiết bị IoT có thể được sử dụng để cho phép theo dõi sức khỏe từ xa và hệ thống thông báo khẩn cấp. Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể dao động từ huyết áp và nhịp tim màn với các thiết bị tiên tiến có khả năng giám sát cấy ghép đặc biệt, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp hoặc trợ thính tiên tiến.

Cảm biến đặc biệt cũng có thể được trang bị trong không gian sống để theo dõi sức khỏe và thịnh vượng chung là người già, trong khi cũng bảo đảm xử lý thích hợp đang được quản trị và hỗ trợ người dân lấy lại mất tính di động thông qua điều trị là tốt. thiết bị tiêu dùng khác để khuyến khích lối sống lành mạnh, chẳng hạn như, quy mô kết nối hoặc máy theo dõi tim mặc.

Internet of things tác động đến chúng ta như thế nào?

Những người sáng lập ra Internet có một ước mơ: kết nối tất cả mọi thứ, và có vẻ như họ đang dần làm được điều đó.

Theo như tính toán, vào năm 2020 sẽ có khoảng hơn 50 tỉ thiết bị được kết nối với Internet. Cùng với dân số 7,6 tỉ người trên toàn thế giới lúc bấy giờ, tức là mỗi người sẽ sở hữu xấp xỉ 7 vật dụng được kết nối với nhau.

Câu trả lời là đây! Hãy tưởng tượng bạn đang trên đường đến một bữa tiệc và xe bạn đang có khả năng bị hết xăng hoặc gặp sự cố máy móc mà bạn không hề hay biết. Trong trường hợp này, nếu không có IoT thì bạn sẽ hoàn toàn thiếu đi tính chủ động và không biết xe bạn có thể không hoạt động bất cứ lúc nào. Kết quả là sao? Nhẹ là bạn sẽ đến muộn mà không báo trước, nặng là bạn có thể bị tai nạn.

Nhưng khi IoT bên cạnh bạn, thì tương đương với việc chiếc xe bạn đang lái có thể tự truy cập vào các bộ phận của nó bằng các cảm biến được lắp khắp nơi. Bất kỳ tình trạng bất thường nào của “xế yêu” sẽ ngay lập tức được gửi về chiếc smartphone của bạn.

Khi có IoT, ngôi nhà của bạn sẽ giống như chiếc máy tính thu nhỏ

Thay vì mỗi sáng bạn phải lọ mọ bật từng công tắc, bật từng thiết bị để sử dụng, thì lần lượt các thiết bị sẽ bật lên theo 1 quy trình mà bạn đã định sẵn. Đèn ngủ sẽ sáng, máy pha café sẽ bật lên, cửa sổ, quạt thông gió sẽ mở để bạn có thể cảm nhận không khí trong lành buổi sáng, lần lượt từng thiết bị sẽ thức giấc cùng bạn và bạn chỉ cần sử dụng chúng mà thôi.

IoT đang là thứ mà các tập đoàn công nghệ lớn đặc biệt quan tâm, và giờ họ vẫn đang đầu tư hàng tỉ đô la vào đây. Có thể ví IoT như là một nông trại cực kì rộng lớn và trù phú, nơi họ có thể gieo trồng và thu lại lợi nhuận gần như lớn gấp chục lần những gì mà họ đã bỏ ra.

Những người đam mê công nghệ, những chuyên viên máy tính và kỹ sư lập trình cũng là các đối tượng không thể bỏ qua IoT. Đơn giản là vì được tiếp cận, được thực hành, được bao bọc xung quanh đều là những ứng dụng, nền tảng của tương lai sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với họ.Và tất nhiên, nếu bạn muốn ngôi nhà của mình trở nên “trước thời đại” thì bạn sẽ là một trong những người phải quan tâm đó!

Cuộc sống con người sẽ thay đổi như thế nào nhờ Internet of things?

Tương lai là gì? Đó là khi tất cả mọi vật được kết nối với nhau. Chúng có thể nói chuyện với nhau theo cách riêng của chúng, nhưng dưới sự kiểm soát của con người.

internet of things

1. Giao thông thông minh

Các sản phẩm của IoT có thể hỗ trợ trong việc tích hợp các thông tin liên lạc, kiểm soát và xử lý thông tin qua nhiều hệ thống giao thông vận tải. Ứng dụng của IoT mở rộng đến tất cả các khía cạnh của hệ thống giao thông, tức là xe, cơ sở hạ tầng, và người lái xe sử dụng. Tương tác giữa các thành phần của một hệ thống giao thông vận tải cho phép điều khiển giao thông thông minh, bãi đậu xe thông minh, hệ thống thu phí điện tử, quản lý đội xe, an toàn và hỗ trợ đường bộ.

Xem thêm: Xem Phim Cung Tỏa Liên Thành Tập 1 Vietsub, Xem Phim Cung Tỏa Liên Thành Tập 12 Server H

Từ xe hơi kết nối đến xe hơi tự lái cho đến hệ thống giao thông vận tải và hậu cần thông minh IoT có thể cứu người và giảm lưu lượng giao thông và giảm thiểu tác động của xe đến môi trường. Hay ứng dụng vào nó có thể kể đến các trụ đèn phát sáng hai bên đường nó có thể cảm biến, có thể tự nhận dạng ngày và đêm để bật tắt đèn một cách hợp lý nhất.

2. Xây dựng và tự động hóa nhà

Với các thiết bị IoT có thể sử dụng trong nhiều loại hình tòa nhà. Hệ thống tự động hóa như các tự động hóa hệ thống thường được sử dụng điều kiện chiếu sáng sưởi ấm thông gió, điều hòa không khí, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, giải trí và các thiết bị an ninh, gia đình để nâng cao sự tiện lợi, thoải mái, hiệu quả năng lượng và an ninh.

Ví dụ có thể kể đến sản phẩm LifeSmart phát triển có công dụng điều khiển ánh sáng, các thiết bị trong nhà và rất nhiều các thiết bị khác.

3. Y tế

Thiết bị IoT có thể sử dụng để cho phép theo dõi sức khỏe từ xa và hệ thống thông báo khẩn cấp. Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đo huyết áp và nhịp tim với các thiết bị tiên tiến có khả năng giám sát cấy ghép đặc biệt, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim hoặc trợ thính tiên tiến. Cảm biến đặc biệt cũng có thể được trang bị trong không gian sống để theo dõi sức khỏe của người già. Về ứng dụng IoT trong y tế có thể kể đến vòng đeo tay thông minh giúp theo dõi sức khỏe con người như đo nhịp tim, theo dõi đường huyết, kiểm tra đường huyết, phát hiện hydra hóa và rất nhiều chức năng khác.

4. IoT trong nông nghiệp

Với các thiết bị của IoT có thể hỗ trợ người nông dân giám sát thông số về nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất, ánh sáng, gió, mưa và độ ẩm của đất trồng,…giúp người nông dân giảm thời gian lao động, tăng năng suất cây trồng. Có thể kể đến là dự án Hachi rất nổi tiếng giúp phát triển nông nghiệp một cách tự động nhất.

Những tác nhân ngăn cản sự phát triển của Internet of Things

1. Chưa có một ngôn ngữ chung

Ở mức cơ bản nhất, Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nếu chỉ riêng có kết nối không thôi thì không có gì đảm bảo rằng các thiết bị biết cách nói chuyện nói nhau. Ví dụ, bạn có thể đi từ Việt Nam đến Mỹ, nhưng không đảm bảo rằng bạn có thể nói chuyện tới với người Mỹ.

Để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ cần một hoặc nhiều giao thức (protocols), có thể xem là một thứ ngôn ngữ chuyên biệt để giải quyết một tác vụ nào đó. Chắc chắn bạn đã ít nhiều sử dụng một trong những giao thức phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText Transfer Protocol (HTTP) để tải web. Ngoài ra chúng ta còn có SMTP, POP, IMAP dành cho email, FTP dùng để trao đổi file.v.v.v.

Những giao thức như thế này hoạt động ổn bởi các máy chủ web, mail và FTP thường không phải nói với nhau nhiều, khi cần, một phần mềm phiên dịch đơn giản sẽ đứng ra làm trung gian để hai bên hiểu nhau. Còn với các thiết bị IoT, chúng phải đảm đương rất nhiều thứ, phải nói chuyện với nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau. Đáng tiếc rằng hiện người ta chưa có nhiều sự đồng thuận về các giao thức để IoT trao đổi dữ liệu. Nói cách khác, tình huống này gọi là “giao tiếp thất bại”, một bên nói nhưng bên kia không thèm (và không thể) nghe.

*
internet of things

2. Hàng rào subnetwork

Như đã nói ở trên, thay vì giao tiếp trực tiếp với nhau, các thiết bị IoT hiện nay chủ yếu kết nối đến một máy chủ trung tâm do hãng sản xuất một nhà phát triển nào đó quản lí. Cách này cũng vẫn ổn thôi, những thiết bị vẫn hoàn toàn nói được với nhau thông qua chức năng phiên dịch của máy chủ rồi. Thế nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, cứ mỗi một mạng lưới như thế tạo thành một subnetwork riêng, và buồn thay các máy móc nằm trong subnetwork này không thể giao tiếp tốt với subnetwork khác.

Lấy ví dụ như xe ô tô. Một chiếc Ford Focus có thể giao tiếp cực kì tốt đến các dịch vụ và trung tâm dữ liệu của Ford khi gửi dữ liệu lên mạng. Nếu một bộ phận nào đó cần thay thế, hệ thống trên xe sẽ thông báo về Ford, từ đó hãng tiếp tục thông báo đến người dùng. Nhưng trong trường hợp chúng ta muốn tạo ra một hệ thống cảnh báo kẹt xe thì mọi chuyện rắc rối hơn nhiều vì Ford được thiết lập chỉ để nói chuyện với server của Ford, không phải với server của Honda, Audi, Mercedes hay BMW.

Một số trong những vấn đề nói trên chỉ đơn giản là vấn đề về kiến trúc mạng, về kết nối mà các thiết bị sẽ liên lạc với nhau (Wifi, Bluetooth, NFC,…). Với các vấn đề về giao thức thì phức tạp hơn rất nhiều, nó chính là vật cản lớn và trực tiếp trên còn đường phát triển của IoT

3. Có quá nhiều “ngôn ngữ địa phương”

Bây giờ giả sử như các nhà sản xuất xe ô tô nhận thấy rằng họ cần một giao thức chung để xe của nhiều hãng có thể trao đổi dữ liệu cho nhau và họ đã phát triển thành công giao thức đó. Thế nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Nếu các trạm thu phí đường bộ, các trạm bơm xăng muốn giao tiếp với xe thì sao? Mỗi một loại thiết bị lại sử dụng một “ngôn ngữ địa phương” riêng thì mục đích của IoT vẫn chưa đạt được đến mức tối đa. Đồng ý rằng chúng ta vẫn có thể có một trạm kiểm soát trung tâm, thế nhưng các thiết bị vẫn chưa thật sự nói được với nhau.

4. Tiền và chi phí

Cách duy nhất để các thiết bị IoT có thể thật sự giao tiếp đó là khi có một động lực kinh tế để mạnh khiến các nhà sản xuất đồng ý chia sẻ quyền điều khiển cũng như dữ liệu mà các thiết bị của họ thu thập được. Hiện tại, các động lực này không nhiều. Có thể xét đến ví dụ sau: một công ty thu gom rác muốn kiểm tra xem các thùng rác có đầy hay chưa. Khi đó, họ phải gặp nhà sản xuất thùng rác, đảm bảo rằng họ có thể truy cập vào hệ thống quản lí của từng thùng một. Điều đó khiến chi phí bị đội lên, và công ty thu gom rác có thể đơn giản chọn giải pháp cho một người chạy xe kiểm tra từng thùng một.

Các tìm kiếm liên quan:

internet of things là gìcác thành phần của internet of thingstổng quan về internet of thingsvai trò của internet of thingshọc iotthuyết trình về iotindustrial internet of things là gìtầm quan trọng của internet of things

Nội dung liên quan: